Facebook Activity Feed

Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2012

Các phím tắt thường được dùng khi sử dụng máy vi tính

| | 0 nhận xét
Các phím chức năng
Các phím này thường được sử dụng để thực hiện một số chức năng nào đó do chương trình qui định. Trên bàn phím có các phím chức năng ký hiệu từ F1 đến F12.



Các phím chức năng trong ứng dụng Windows Explorer của hệ điều hành Windows
F1: Mở phần trợ giúp chung (Help and Support).
F2: Đổi tên cho các Tập tin hoặc thư mục đang được chọn.
F3: Mở hộp thoại tìm tập tin trong thư mục hiện hành.
F4: Mở rộng/thu nhỏ thanh địa chỉ (Address Bar) của các chương trình.
F5: Cập nhật lại nội dung (sự thay đổi) trong các cửa sổ chương trình và trên màn hình Desktop.
F10: Truy cập Menu File trên thanh Menu của chương trình.
F11: Ẩn/Hiện Menu File trên thanh Menu của chương trình.
Các phím tổ hợp
Các phím tổ hợp là các phím được sử dụng chung với các phím khác để thực hiện những chức năng khác nhau. Trên bàn phím có các phím tổ hợp thông dụng là Shift, Ctrl (Control), Alt (Alternate).


Windows: Mở Menu Start
Windows + Tab: Chuyển đổi các Tab chương trình trên thanh Taskbar.
Alt + Tab: Chuyển đổi các cửa sổ của chương trình đang được mở.
Winndows + Pause/Break: Mở bảng System Properties.
Windows + E: Mở chương trình Windows Explorer.
Windows + D: Thu nhỏ/phục hồi các cửa sổ.
Windows + M: Thu nhỏ tất cả các cửa sổ đang mở.
Shift + Windows + M: Phục hồi việc thu nhỏ các cửa sổ đang mở.
Windows + R: Mở hộp thoại Run.
Windows + F: Mở chức năng tìm kiếm Search của Windows Explorer.
Shift + F10: Hiển thị Menu ngữ cảnh của mục được chọn (tương tự khi nhấn nút phải chuột).
Alt + Enter: Hiển thị hộp thoại Properties của mục được chọn.
Ctrl + Esc: Mở menu Start (tương tự như phím Windows)
Ctrl + Alt + Del: Mở bảng Task Manager.
Ctrl + A: Chọn tất cả các đối tượng, tập tin và thư mục.
Ctrl + C: Sao chép (Copy) các đối tượng, tập tin, thư mục và ghi nhớ vào bộ nhớ đệm (Clipboard).
Ctrl + X: Cắt (Cut) các tập tin, thư mục và ghi nhớ vào bộ nhớ đệm (Clipboard).
Ctrl + V: Dán (Paste) các tập tin, thư mục đã ghi nhớ từ bộ nhớ đệm (Clipboard) vào nơi đang chọn.
Ctrl + Z: Phục hồi lại (Undo) lệnh, thao tác mới vừa thực hiện.
Del (Delete): Xóa tập tin hoặc thư mục đang được chọn và đưa vào thùng rác (Recycle Bin) để sau này có thể phục hồi lại được.
Shift + Del (Delete): Xóa tập tin hoặc thư mục đang được chọn nhưng không đưa vào thùng rác (Recycle Bin), sẽ không phục hồi lại được.
Alt + F4: Đóng chương trình đang hoạt động.
Esc (Escape): Hủy bỏ (cancel) một hoạt động đang thực hiện, thoát ra khỏi một ứng dụng nào đó đang hoạt động.
Tab: Di chuyển dấu nháy, đẩy chữ sang phải một khoảng rộng, chuyển sang một cột hoặc Tab khác.
Caps Lock : Bật/tắt chế độ gõ chữ IN HOA (đèn Caps lock sẽ bật hoặc tắt tương ứng theo chế độ)
Enter: Phím dùng để ra lệnh thực hiện một lệnh hoặc chạy một chương trình đang được chọn.
Space Bar: Phím tạo khoảng cách giữa các ký tự, trong một số trường hợp phím này còn được dùng để đánh dấu vào các ô chọn. Lưu ý mỗi khoảng cách cũng được xem là một ký tự, gọi là ký tự trắng hay trống.
Backspace: Lui dấu nháy về phía trái một ký tự và xóa ký tự tại vị trí đó nếu có.
Các phím Shift, Alt (Alternate), Ctrl (Control) là phím tổ hợp chỉ có tác dụng khi nhấn kèm với các phím khác, mỗi chương trình sẽ có qui định riêng cho các phím này.
Đối với phím Shift khi nhấn và giữ phím này sau đó nhấn thêm phím ký tự để gõ chữ IN HOA mà không cần bật Caps lock, hoặc dùng để gõ các ký tự bên trên đối với phím có 2 ký tự.
Phím Windows: Mở menu Start của Windows và được dùng kèm với các phím khác để thực hiện một chức năng nào đó.
Phím Menu: Có tác dụng giống như nút phải chuột.
Các phím điều khiển màn hình hiển thị



Print Screen(Sys Rq) : Chụp ảnh màn hình đang hiển thị và lưu vào bộ nhớ đệm Clipboard, sau đó, có thể dán (Paste) hình ảnh này vào bất cứ ứng dụng nào hỗ trợ hình ảnh, hay các trình xử lý đồ họa (Paint, Photoshop,...). Ở các chương trình xử lý đồ họa, chọn New trong trình đơn File và dùng lệnh Paste trong trình đơn Edit (hay dùng tổ hợp phím Ctrl+V) để dán hình ảnh vừa chụp vào ô trắng để xử lý nó như một ảnh thông thường.
Scroll Lock: Bật/tắt chức năng cuộn văn bản hay ngưng hoạt động của một chương trình. Tuy nhiên, nhiều ứng dụng hiện nay không còn tuân lệnh phím này nữa. Nó bị coi là "tàn dư" của các bàn phím IBM PC cũ. Đèn Scroll Lock hiển thị trạng thái bật/tắt của nút.
Pause (Break) : Có chức năng tạm dừng một hoạt động đang thực hiện, một ứng dụng nào đó đang hoạt động.
Các phím điều khiển trang hiển thị



Insert (Ins) : Bật/tắt chế độ viết đè (Overwrite) trong các trình xử lý văn bản.
Delete (Del) : Xóa đối tượng đang được chọn, xóa ký tự nằm bên phải dấu nháy trong các chương trình xử lý văn bản.
Home: Di chuyển dấu nháy về đầu dòng trong các chương trình xử lý văn bản.
End: Di chuyển dấu nháy về cuối dòng trong các chương trình xử lý văn bản.
Page Up (Pg Up): Di chuyển màn hình lên một trang trước nếu có nhiều trang trong cửa sổ chương trình.
Page Down (Pg Dn): Di chuyển màn hình xuống một trang sau nếu có nhiều trang trong cửa sổ chương trình.
Các phím mũi tên



Chức năng chính dùng để di chuyển (theo hướng mũi tên) dấu nháy trong các chương trình xử lý văn bản, điều khiển di chuyển trong các trò chơi.
Cụm phím số



Num Lock: Bật hay tắt các phím số, đèn Num Lock sẽ bật hoặc tắt theo trạng thái của phím này. Khi tắt thì các phím sẽ có tác dụng được ký hiệu bên dưới.
Các phím số và phép tính thông dụng có chức năng giống như máy tính cầm tay. Lưu ý dấu chia là phím /, dấu nhân là phím * và dấu bằng (kết quả) là phím Enter.
Các đèn báo



Các đèn báo tương ứng với trạng thái bật/tắt của các nút Num Lock, Caps Lock, Scroll Lock.
Các dấu chấm nổi
Các dấu chấm nằm trên phím F và J giúp người dùng định vị nhanh được vị trí của hai ngón trỏ trái và phải khi sử dụng bàn phím bằng 10 ngón tay.
Dấu chấm nằm trên phím số 5 bên cụm phím số giúp định vị ngón giữa tại vị trí số 5 khi thao tác.
Các chức năng khác
Đối với bàn phím có các phím hỗ trợ Media và Internet, các phím này được sử dụng như các lệnh trong các chương trình Media (xem phim, nghe nhạc,...) và Internet (duyệt Web, Email,...).
Nếu bàn phím có thêm các cổng USB, Audio (âm thanh) thì dây cắm của các cổng này phải được cắm vào các cổng tương ứng trên máy vi tính.
Ngoài ra một số bàn phím có các phím đặc biệt cần phải được cài đặt chương trình điều khiển (Driver) trong dĩa CD kèm theo để hoạt động.
Cách tạo phím tắt cho một chương trình
Tạo phím tắt để chạy một chương trình nào đó bằng cách nhấn nút phải chuột vào biểu tượng (Icon) của nó (nằm trên Desktop), chọnProperties sau đó nhấp chuột vào mục Shortcut Key và nhấn tổ hợp phím (Shift, Alt, Ctrl) kèm với một phím ký tự nào đó, nhấn Ok để chấp nhận. Sau này mổi khi muốn chạy chương trình chỉ cần nhấn tổ hợp phím tắt đã tạo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Support : Guide | Blogspot Tips | Television | ↑ back to top
Ghi rõ nguồn namkna.blogspot.com khi phát hành lại thông tin từ trang này
Copyright © 2011. lamvananh - All Rights Reserved
Design by Namkna
Xem tốt nhất ở độ phân giải 1024 x 768 pixel
Six million namkna template bynamkna